-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
5 điều da bé không nói nhưng rất cần!
15/08/2024 Đăng bởi: Khánh LinhChăm sóc làn da của trẻ sơ sinh là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ con cái. Nhiều mẹ bỉm có thể chưa hiểu rõ về những đặc điểm riêng biệt của làn da bé, dẫn đến việc chăm sóc chưa đúng cách. Dưới đây là năm sự thật quan trọng về làn da của trẻ sơ sinh, giúp các mẹ chăm sóc bé yêu tốt hơn và đảm bảo rằng làn da bé luôn khỏe mạnh.
1. Da bé mỏng manh và nhạy cảm hơn nhiều so với da người lớn
Làn da của trẻ sơ sinh chỉ bằng khoảng một nửa độ dày của da người lớn. Điều này khiến da bé dễ bị tổn thương và dễ kích ứng hơn rất nhiều. Do đó, việc chọn lựa các sản phẩm chăm sóc da cần phải cực kỳ cẩn thận. Các mẹ bỉm nên chọn những sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh, không chứa hương liệu và các chất phụ gia có thể gây kích ứng là tốt nhất. Các mẹ nên ưu tiên các sản phẩm từ tự nhiên, không chứa các thành phần hóa học mạnh, để bảo vệ làn da mỏng manh của bé.
2. Da bé dễ bị mất nước
Da trẻ sơ sinh có tốc độ mất nước nhanh hơn so với da người lớn. Điều này đòi hỏi mẹ phải đặc biệt chú ý đến việc giữ ẩm cho da bé. Các mẹ có thể chọn các loại bỉm thấm tốt nhưng không bị hút hết ẩm của da bé. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để duy trì độ ẩm cần thiết cho da bé. Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, khi da bé còn ẩm, sẽ giúp khóa ẩm tốt hơn và giữ cho da bé luôn mềm mại. Ngoài ra, mẹ nên cho bé uống đủ nước (nếu bé đã bắt đầu ăn dặm) và sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé để duy trì độ ẩm không khí.
3. Da bé thường xuyên bị nổi mẩn và phát ban
Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, khiến làn da của bé dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, chất liệu quần áo, hoặc các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. Để giảm thiểu tình trạng nổi mẩn và phát ban, mẹ nên chọn quần áo làm từ chất liệu cotton mềm mại, thoáng mát và tránh sử dụng các sản phẩm có thành phần hóa chất mạnh. Cùng mới đó, các mẹ hạn chế việc bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng và bụi bẩn cũng là cách hiệu quả để bảo vệ da bé.
4. Da bé có lớp phủ bảo vệ tự nhiên
Khi mới sinh, da trẻ sơ sinh có một lớp phủ bảo vệ tự nhiên gọi là vernix caseosa. Lớp phủ này giúp bảo vệ da bé khỏi vi khuẩn và nhiễm trùng trong những tuần đầu tiên sau sinh. Lớp vernix này có tác dụng dưỡng ẩm tự nhiên, giúp da bé không bị khô và chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Do đó, sau khi sinh, mẹ không nên vội vàng lau sạch lớp vernix này mà nên đợi khoảng 24-28 giờ rồi mới tắm cho bé. Vì trong thời gian này, lớp sáp vernix sẽ giúp bé thích nghi với cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Điều này sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ của da bé và giữ cho làn da bé luôn mềm mại và khỏe mạnh.
5. Tuyến bã nhờn của bé sản xuất ít dầu hơn
Tuyến bã nhờn của trẻ sơ sinh chưa hoạt động mạnh như ở người lớn, điều này làm cho da bé dễ bị khô và nứt nẻ. Vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm và tắm rửa nhẹ nhàng là rất cần thiết để bảo vệ làn da của bé. Các mẹ nên chọn các loại xà phòng và sữa tắm có độ pH cân bằng, dịu nhẹ để không làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da bé. Bên cạnh đó, việc massage da bé nhẹ nhàng với dầu dừa hoặc dầu ô liu cũng giúp tăng cường độ ẩm và nuôi dưỡng làn da mềm mại của bé.
Việc hiểu rõ về những đặc điểm đặc biệt này của làn da trẻ sơ sinh sẽ giúp các mẹ bỉm có thể chăm sóc da bé một cách tốt nhất. Việc này không chỉ đảm bảo bé luôn cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh mà còn giúp các mẹ tự tin hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ con yêu. Những bước chăm sóc đơn giản nhưng đúng cách sẽ giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé, mang lại cho con những trải nghiệm dễ chịu và an toàn nhất.
Vì sao trẻ khó vào giấc ngủ đêm? Nguyên nhân và giải pháp (26/08/2024)
Phân biệt Bỉm nội địa Hàn, Bỉm Hàn Quốc và bỉm công nghệ Hàn Quốc (22/08/2024)
CÁC VẤN ĐỀ CỦA DA BÉ KHI MẶC BỈM MÙA HÈ (21/08/2024)
Có nên rung lắc trẻ sơ sinh khi ngủ? Ba mẹ nên cẩn trọng (10/08/2024)
5 điều da bé không nói nhưng rất cần! (15/08/2024)
Giải đáp thắc mắc: Khi nào nên thay bỉm cho bé? (16/08/2024)